Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Các tiêu chuẩn đánh giá quá trình nấu mì có chất lượng hay không


Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khi nấu mì

    1.   Các yêu cầu cảm quan (có thể đánh giá được bằng mắt thường)

    a.   Đánh giá tình trạng:
-   Tình trạng vắt mì khi nấu: phải nguyên vẹn, vắt mì phải đều, sợi mì phải dẻo dai, đều và không bị khuyết tật đáng kể
-    Trong quá trình nấu: sau khi đưa vào nước sôi khoảng 4 phút sợi mì dai đặc trưng, 4 phút tiếp theo sợi mì trương nở ở mức vừa phải, không đáng kể
     b.   Đánh giá trạng thái:
Trên tất cả các sợi mì phải có màu vàng đặc trưng, màu phải đều, cho phép lệch màu sắc giữa hai mặt nhưng không đáng kể
     c.   Đánh giá mùi vị:
     -   Vắt mì khô: mùi thơm đặc trưng, tuyệt dối không có mùi ôi, khét hay lạ mùi
Vắt mì khô: phải có mùi thơm đặc trưng của nước lèo. Tuyệt đối không được có mùi hôi, khét, mùi lạ, nếu có phải loại bỏ
     -   Nước mì: phải có mùi thơm, vị béo đặc trưng của mì và gia vị có vị ngọt vừa phải và không có vị lạ.


     2.   Các chỉ tiêu về hóa lý:

-   % Hàm lượng Protein, chất khô, phải trên 10%
-   % Chỉ tiêu độ ẩm của sợi mì ≤ 5%
-   % Hàm lượng chất béo đặc trưng: 15÷20% (theo % chất khô)
-   % Nitơ tổng số của gói gia vị: ≤ 2%
-   % NaCl trong vắt mì: ≤4%
-   % Hàm lượng tro không tan trong HCl: ≤ 0,1%
-   % Độ acid, số mg KOH dùng chuẩn 1g mẫu thử: ≤2%
-   Chỉ số peroxit, số miligam Na2S2O3 0,002N dùng chuẩn 1g mẫu thử
+ % Trong vắt mì: ≤0,4%
+ % Trong dầu sa tế: ≤0,5%

Các bước sản xuất mì ăn liền - Quy trình sản xuất mì gói (Tổng quan)


CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG SẢN XUẤT MÌ GÓI



1. Chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất mì ăn liền:

a. Chuẩn bị nước để trộn bột

b. Chuẩn bị bột để làm mì ăn liền

2. Trộn bột (bột là nguyên liệu chính trong mì ăn liền, chiếm ~90%)

3. Quá trình cán: sử dụng máy cán để cán thành các lá bột

4. Cắt sợi – Đùn bông: đây là quá trình tạo dáng cho sợi mì

5. Hấp thổi nguội: giúp rút ngắn thời gian chiên và làm sợi mì chín đều

6. Cắt và định lượng: định lượng kích thước, độ dài sợi mì sao cho hợp lý để sử dụng cũng như đóng gói

7. Nhúng nước lèo: giúp sợi mì có hương vị hấp dẫn hơn

8. Xếp khuôn: tạo cho vắt mì có hình dáng vuông vắn, đều đặn để đóng gói thành phẩm

9. Chiên: loại bớt (lấy đi) 1 hàm lượng nước trong mì, tiêu diệt vi sinh vật giúp quá trình bảo quản mì được lâu dài hơn

10. Làm nguội: giúp làm nhiệt độ sợi mì hạ xuống ngang nhiệt độ môi trường, đồng thời làm khô dầu trên vắt mì

11. Phân loại bao gói

11 bước sản xuất mì ăn liền qua sơ đồ: